Tiểu sử – Sự nghiệp cách mạng

TIỂU SỬ VÀ SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà ái quốc chân chính, nhà cách mạng sáng suốt, vị lãnh tụ thiên tài. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người là kim chỉ nam, là ánh sáng soi đường và gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc. Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Bác Hồ của chúng ta là con người vì hòa bình, danh nhân văn hoá thế giới thứ 21. Được ghi là “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất”. Trên thế giới, chưa có một danh nhân nào được 88 quốc gia ra “Nghị quyết kỷ niệm” như Bác Hồ ta. Có nước viết Đề cương kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hồ Chí Minh, dày đến 84 trang.

 

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một.
Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.

– CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

1. Hoàn cảnh gia đình và khát vọng giải phóng dân tộc (giai đoạn từ năm 1890 đến năm 1911)

Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung), sinh ngày 19/05/1890 trong một gia đình nhà Nho yêu nước, ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống giặc ngoại xâm.

Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của mình, Hồ Chí Minh đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân. Điều đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến Hồ Chí Minh và thôi thúc Người sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.

Với ý chí quyết tâm, tinh thần yêu nước nồng nàn và sự nhạy bén về chính trị, ngày 05/06/1911, Hồ Chí Minh đã rời Tổ quốc đi sang phương Tây, trên con tàu Amiran Latusơ Tơrêvin với cái tên Văn Ba ra đi tìm đường giải phóng dân tộc. Người khẳng định: “Tôi muốn ra nước ngoài xem, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”.

2. Hành trình tìm kiếm con đường giải phóng & sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ vĩ đại

05/06/1911

Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước

Từ năm 1911 – 1917, dưới bí danh Văn Ba, Người đã đến Pháp và nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, sống hoà mình với phong trào đấu tranh của nhân dân lao động. Cảm thông sâu sắc trước cuộc sống khổ cực của tầng lớp lao động và các dân tộc thuộc địa, Người sớm nhận thức được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam là một bộ phận trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới và tích cực hoạt động nhằm đoàn kết nhân dân các dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.

15/06/1919

SỰ NHẬN THỨC CỦA HỒ CHỦ TỊCH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC

Năm 1919, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, gia nhập “Hội những người Việt Nam yêu nước” vào Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Theo Người đây là tổ chức theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại Cách mạng Pháp: “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. Tháng 6/1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Hồ Chí Minh đã gửi tới Hội nghị Vécxây (Versailles) Bản yêu sách của nhân dân An Nam, yêu cầu trả quyền tự do và quyền bình đẳng cho dân tộc Việt Nam và cũng là quyền tự do cho nhân dân các nước thuộc địa.

16/07/1920

Khoảnh khắc quyết định trong nhận thức tư tưởng của nhà cách mạng Việt Nam trẻ tuổi

Nguyễn Ái Quốc đã được những người bạn Pháp trao cho tờ báo Nhân đạo (L’Humanité) – Cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp, số ra ngày 16 và 17/7/1920 đăng Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Từ chủ nghĩa yêu nước, Người đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin, tạo ra bước chuyển căn bản và mở đầu một chuyển biến cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng dân tộc Việt Nam. Không kiềm được sự cảm động và phấn khởi, Người đã thốt lên: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”

3. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TỰ PHÊ BÌNH

Báo cáo trước Quốc hội về những sai lầm của “Cải cách ruộng đất”, Hồ Chủ tịch đã tự phê bình và nhận trách nhiệm trước toàn dân. Nước mắt Bác đã rơi xuống khi nói đến những tổn thất đau thương do sai lầm gây ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Một đảng mà giấu diếm khuyết điểm của mình là một đảng hỏng. Một đảng có gan thừa nhận những khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó vì đâu mà có và tìm mọi cách mà sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế mới là một đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.

4. LỄ QUỐC TANG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Lần đầu tiên một bộ phim tư liệu màu về lễ quốc tang Chủ tịch Hồ Chí Minh do hãng truyền hình Nihon Denpa News (NDN, Nhật Bản) thực hiện được công chiếu trên VTV. Đây là bộ phim đầu tiên và duy nhất về lễ quốc tang Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng hình ảnh màu mà đài vừa mua bản quyền. Hãng NDN thực hiện quay phim về chiến tranh ở Việt Nam trong bảy năm (từ 1962 đến 1969) với nhiều tư liệu quý về cuộc chiến tranh chống Mỹ ở Việt Nam.

Bộ phim này đã được biên tập riêng về lễ quốc tang Chủ tịch Hồ Chí Minh với thời lượng chín phút, ở thể loại phim tài liệu pha lẫn phóng sự. Phim được thuyết minh tiếng Việt và phụ đề tiếng Anh trên nền bản phim gốc là tiếng Nhật.

Các hình ảnh trong phim gây xúc động mạnh nhờ độ chân thực khi lột tả cảm xúc và tình cảm của nhân dân trong niềm tiếc thương đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phim diễn tả trong lễ quốc tang, 150 ngàn người tham dự, có đủ cả nông dân, công nhân, học sinh đến các vị lãnh đạo của Đảng, nhà nước khóc thương với những tình cảm thật đặc biệt. Có nhiều chi tiết thể hiện sâu sắc sự quan tâm, sẻ chia của Chủ tịch Hồ Chí Minh khiến người xem không khỏi xúc động, như sau khi kết thúc buổi lễ chào mừng ngày Quốc tế Lao động 1-5-1966, các đại biểu ùa lên chụp ảnh cùng Bác, Bác lấy hoa ở bàn hội nghị tặng cho từng người. Khi trông thấy người quay phim đang loay hoay với máy quay, Bác ân cần lấy một bông hoa cài vào khuy áo ngực và người được Bác tặng hoa một cách đặc biệt ấy chính là nhà quay phim Nhật Bản đã ghi lại những hình ảnh cho bộ phim này./.